Nhận biết thịt lợn và cá có chứa độc tố bằng mắt thường (15/05/2018)

Quan sát bằng mắt thường, các bà nội trợ cũng có thể phần nào nhận biết thịt cá có chứa các chất cấm tạo nạc sbutamol hay thuốc tăng trọng đexa.

Hiện nay vấn đề mất an toàn vệ sinh thực phẩm đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi người tiêu dùng trong xã hội. Trên thị trường hiện nay có nhiều các loại thực phẩm thiết yếu cho tiêu dùng hàng ngày không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Ngoài các loại rau quả thông dụng thì thịt lợn và cá là những thực phẩm thiết yếu trong tiêu dùng hàng ngày của con người. Nhưng chính thịt lợn và các loại cá lại tiềm ẩn nhiều nguy hại do có chứa nhiều các chất kháng sinh và tăng trọng độc hại mà các cơ quan chức năng không thể kiểm soát nổi.

Hiện nay, do việc dùng các chất tăng trọng trong chăn nuôi gia súc (chủ yếu là thịt lợn), gia cầm (chủ yếu là gà, vịt...) và các loại cá có chứa hàm lượng kháng sinh cao để phòng ngừa dịch bệnh đã trở nên quen thuộc ở nhiều trang trại chăn nuôi và của các hộ gia đình. Nhiều hộ nuôi cá, lợn, gà... thừa nhận họ không dám ăn thịt lợn, gà và cá được nuôi trong trang trại của mình do họ sử dụng quá nhiều các loại thức ăn có chứa chất kháng sinh và các chất tăng trọng không rõ nguồn gốc trong chăn nuôi.


Thịt lợn chủ yếu là thịt nạc mà hầu như không có thịt mỡ có chứa nhiều độc tố

Trong thành phần của các chất tăng trọng phục vụ cho chăn nuôi có chứa các hợp chất Choramphunicol, Clenbuterol, Sbutamol nhằm làm tăng lượng thịt nạc và giảm lượng mỡ. Khi dùng các chất tăng trọng này để nuôi lợn thì thịt lợn có mầu đỏ như thịt bò và hầu như không có thịt mỡ; những loại thịt lợn này khá hấp dẫn người tiêu dùng so với các loại thịt lợn thông thường khác do mầu sắc và tỷ lệ thịt nạc là chủ yếu. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): “Khi con người ăn phải những loại thịt lợn có chứa các chất tăng trọng làm tăng lượng thịt nạc sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể và dễ bị nhiễm bệnh do giảm sức đề kháng”. Vì vậy khi chọn mua thịt lợn, người tiêu dùng không nên chọn thịt lợn có mầu đỏ sẫm khác thường cũng như tỷ lệ thịt nạc là chủ yếu mà hầu như không có mỡ.


Cá được nuôi bằng chất tăng trọng thường có thịt nhão và chứa nhiều độc tố. (ảnh minh họa)

Ngoài ra, người chăn nuôi còn sử dụng các loại thuốc tăng trọng thuộc nhóm thuốc Đexa nhằm kích thích cho lợn, cá mau lớn bằng cách tích nước trong tế bào. Những loại lợn, cá được nuôi bằng phương pháp này thì thịt kém săn chắc, trơn láng và kém độ bóng so với những loại thịt lợn và cá thông thường do trong thịt chứa nhiều nước. Khi xào nấu các loại thịt lợn và cá có chứa Đexa thì thịt sẽ bị teo tóp lại do lượng nước trong thịt bị thải ra ngoài khi gặp nhiệt độ cao. Hơn nữa, khi rán mỡ, những loại mỡ lợn có chứa thuốc Đexa sẽ không bao giờ đông lại được (mặc dù là mùa đông) do trong mỡ có chứa quá nhiều nước. Theo cảnh báo của Tổ chức Y Tế Thế giới ( WHO): Khi con người ăn phải những loại thịt có chứa nhóm thuốc Đexa sẽ gây rối loạn trao đổi chất của cơ thể, tim đập nhanh và ung thư bàng quang...

Theo Phạm Văn Phú/Sức khỏe & Đời sống

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
VIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM (FOOD SAFETY INSTITUTE)

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.662.1891 - Fax: 0243.633.1137

Email: info@fsi.org.vn

| | |
Copyright © 2014 FSI - All Right Reserved.
Đang online:
77
Tổng truy cập:
5790054