
Đoàn số 1: Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), một đơn vị thuộc Bộ Công Thương, một đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện kiểm nghiệm trực thuộc Bộ Y tế, tiến hành kiểm tra tại TP.HCM và Bình Phước.
Đoàn số 2: Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), một đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, một đơn vị thuộc Bộ Công Thương, đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tiến hành kiểm tra tại Quảng Bình và Quảng Trị.
Đoàn số 3: Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) chủ trì, phối hợp với một đơn vị thuộc Bộ Công Thương, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), một đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, một đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tiến hành kiểm tra tại Hà Nội và Bắc Giang.
Đoàn số 4: Một đơn vị thuộc Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với một đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), một đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Công Thương, tiến hành kiểm tra tại Ninh Thuận và Bình Thuận.
Đoàn số 5: Một đơn vị thuộc Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với một đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, một đơn vị thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an), đơn vị kiểm nghiệm thuộc Bộ Công Thương, tiến hành kiểm tra tại Điện Biên và Lai Châu.
Các Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tự đề xuất đơn vị chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện.
Ngoài 05 Đoàn liên ngành Trung ương, các Bộ Y tế, Nông nghiệp và Môi trường, Công Thương cũng sẽ chỉ đạo các đơn vị chức năng tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất tại các tỉnh, thành phố nhằm triển khai hiệu quả Tháng hành động.
Tình trạng ngộ độc thực phẩm đang có chiều hướng gia tăng đáng lo ngại. Mặc dù vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã được cảnh báo từ lâu, nhưng thực tế cho thấy vẫn rất khó để giải quyết triệt để. Nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra liên tiếp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.
Đáng lo ngại nhất là ngộ độc thức ăn đường phố. Những món ăn nhanh, tiện lợi, giá rẻ luôn thu hút đông đảo thực khách, từ học sinh, sinh viên đến người lao động. Tuy nhiên, mặt trái của loại hình kinh doanh này là vấn đề an toàn thực phẩm không được đảm bảo.
Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), nhiều vụ ngộ độc thực phẩm liên quan đến thức ăn đường phố xuất phát từ nguyên nhân như nguyên liệu không đảm bảo vệ sinh, nhiều thực phẩm bị ôi thiu, nhiễm khuẩn; Quy trình chế biến sơ sài, không tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm; Điều kiện bảo quản kém, thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn chéo; Môi trường chế biến và bày bán không đảm bảo, nhiều hàng quán đặt ngay trên vỉa hè, cạnh cống rãnh...
Dù các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm kiểm soát chất lượng thực phẩm đường phố, song việc quản lý vẫn gặp nhiều thách thức do lực lượng kiểm tra mỏng, thiếu tính thường xuyên; Ý thức của người bán chưa cao; Thói quen tiêu dùng của người dân; Chế tài xử phạt chưa đủ răn đe...