Vệ sinh an toàn thực phẩm tại các làng nghề cần phải được kiểm soát (27/06/2018)

Hiện nay, tại các làng nghề chế biến và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP. Hà Nội, việc kiểm tra, xử lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại đây dường như vẫn là một thách thức lớn đối với các lực lượng chức năng.

Sản phẩm được chế biến và sản xuất tại những nơi mất vệ sinh

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn của Hà Nội, trên địa bàn toàn thành phố có khoảng trên 200 làng nghề chuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm.

Ngoài việc phát triển kinh tế hộ gia đình còn giúp địa phương thay đổi nhanh chóng cuộc sống của nhân dân tại đây, thì các làng nghề sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm cũng gây không ít những phiền toái về ô nhiễm môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.


Miến được phơi ngay cạnh đường quốc lộ

Mặc dù TP cũng đã ban hành các loại văn bản liên quản đến việc quản lý đối với các làng nghề trong việc chế biến, sản xuất và kinh doanh thực phẩm, yêu cầu các chủ cơ sở sản xuất thực hiện nghiêm túc các quy định trong việc sản xuất, chế biến, vận động các cơ sở áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và phát triển các mô hình làng nghề sản xuất thực phẩm truyền thống tiên tiến, bảo đảm sản phẩm được chế biến và sản xuất ra bảo đảm được vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhưng hầu hết ở các làng nghề việc sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm đều không thực hiện nghiêm túc các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ tại các hộ gia đình chế biến, sản xuất thực phẩm ngay tại những nơi không đảm bảo vệ sinh như gần chuồng lợn, gần hệ thống cống rãnh không có nắp đậy, sản phẩm được phơi để ngoài đường rất bụi bặm nhưng không hề có việc che chắn, người chế biến, sản xuất trong quá trình làm việc không được trang bị các đò dùng để bảo đảm an toàn vệ sinh.


Chế biến và sản xuất thực phẩm không ngay tại sân

Qua kiểm tra, các lực lượng chức năng của TP đã phát hiện và xử lý rất nhiều cơ sở sản xuất vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như cơ sở sản xuất bánh tẻ Thanh Bình tại Thị xã Sơn Tây. Tại thời điểm kiểm tra cơ sở sản xuất bánh tẻ, đoàn kiểm tra nhận thấy điều kiệ sản xuất tại đây chưa đảm bảo, nguyên liệu để sản xuất bánh không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Cũng tại một địa điểm khác mà đoàn kiểm tra đến đó là làng nghề Cổ Hoàng (xã Hoàng Long, huyện Thường Tín) - một trong những điểm cung cấp bánh kẹo thủ công lớn nhất của Hà Nội, qua khảo sát, điều kiện sản xuất của nhiều hộ dân rất sơ sài, chưa bảo đảm một số tiêu chí về ATTP. Được biết, làng nghề Cổ Hoàng hiện có 35 hộ tham gia sản xuất, kinh doanh, nhưng đến nay chưa có cơ sở nào được cấp giấy chứng nhận ATTP.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát các hoạt động của các làng nghề có cả một hệ thống chính trị từ TP đến cơ sở, nhưng tại sao khi kiểm tra vẫn còn tồn tại những cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như thế này tại các làng nghề.

Cần mạnh tay hơn nữa trong xử phạt

An toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những vấn đề vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của người dân, nếu trong quá trình sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, cơ sở sản xuất chỉ vì những lợi ích trước mắt, cá nhân mà quên đi lợi ích về sức khỏe của cộng đồng sẽ dẫn đến một tác hại khôn lường. Đó là sức khỏe của người tiêu dùng bị ảnh hưởng, thậm chí còn dẫn đến nguy cơ tử vong cao khi ăn những thực phẩm mất an toàn thực phẩm này.


Công tác kiểm tra cần phải thường xuyên (ảnh minh họa)

Để bảo đảm ATTP, phòng tránh ngộ độc thực phẩm; đồng thời, nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATTP tại các làng nghề, theo ông Tạ Văn Trường - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, các địa phương cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, gắn với hậu kiểm, đặc biệt là tại cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ. Đồng thời, xử lý nghiêm vi phạm dù là nhỏ nhất. Bởi chỉ có như vậy mới tạo được sức răn đe, chế tài đủ nặng, ngăn ngừa các hành vi vi phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn. Cùng với đó, đẩy mạnh hỗ trợ các cơ sở thực hiện hồ sơ tự công bố chất lượng sản phẩm theo Nghị định số 15 của Chính phủ.

Sức khỏe là vốn quý, con người tồn tại cần phải được đáp ứng đầy đủ thực phẩm cho nhu cầu phát triển và duy trì sự sống, tuy nhiên việc người dân được quyền sử dụng thực phẩm đảm bảo an toàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với các cơ quan chức năng, không thể để các doanh nghiệp, cá nhân chế biến, sản xuất và kinh doanh thực phẩm không đảm bảo được an toàn thực phẩm vẫn ngang nhiên tồn tại.

Rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc quản lý, kiểm tra cad xử lý các làng nghề chế biến, sản xuất và kinh doanh thực phẩm trên địa bàn TP. Hà Nội.

Theo Ngọc Thủy/kinhtenongthon.com.vn

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
VIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM (FOOD SAFETY INSTITUTE)

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.662.1891 - Fax: 0243.633.1137

Email: info@fsi.org.vn

| | |
Copyright © 2014 FSI - All Right Reserved.
Đang online:
19
Tổng truy cập:
5793514