Trang bị kiến thức cần thiết về CPTPP cho doanh nghiệp (15/05/2018)

CPTPP sẽ tạo ra cả cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp về cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, cơ hội phát triển cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, cơ hội hợp tác đầu tư...

Để trang bị cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh An Giang những kiến thức cần thiết về Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mới của Việt Nam cũng như những tác động mà CPTPP mang lại, sáng 11/5, UBND tỉnh An Giang phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức buổi tập huấn với chủ đề “Đánh giá tác động từ Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) mới của Việt Nam. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp An Giang”.

Tại buổi tập huấn, các chuyên gia tập trung chia sẻ những sách về thuế, hợp đồng thương mại… sẽ ảnh hưởng, tác động đến doanh nghiệp Việt Nam nói cung và các doanh nghiệp trong tỉnh An Giang nói riêng, nhất là làm sao để doanh nghiệp An Giang được hưởng những ưu đãi thuế quan trọng từ Hiệp định CPTPP mang li.


CPTPP sẽ tạo ra cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp về cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa. Ảnh minh họa: TTXVN.

Theo bà Phùng Thị Lan Phương, Trưởng phòng FTA,Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nội dung chính của CPTPP là các nước tham gia CPTPP sẽ cắt giảm thuế quan theo lộ trình, đơn giản hóa thủ tục hải quan, hợp tác đầu tư và tự do di chuyển vốn đầu tư, hợp tác lao động và tự do di chuyển lao động, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ…

CPTPP sẽ tạo ra cả cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp về cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, cơ hội phát triển cung ứng dịch vụ ra nước ngoài, cơ hội hợp tác đầu tư và học hỏi kinh nghiệm quản lý, tiếp thu công nghệ hiện đại.

"Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam muốn chiếm lĩnh thị trường thế giới thì phải đáp ứng yêu cầu rất cao về chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm, quy chuẩn kỹ thuật...

Nếu không làm được điều đó, doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ thua ngay trên "sân nhà" do hàng hóa nước ngoài nhập vào với chất lượng tốt và giá rẻ. Vì vậy, tùy theo lĩnh vực kinh doanh mà cần có chiến lược phù hợp", bà Phùng Thị Lan Phương khuyến cáo .

Đánh giá về chính sách thuế quan khi tham gia CPTPP, ông Châu Việt Bắc, Phó Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam cho rằng, khi tham gia CPTPP, các quốc gia phải có chính sách thuế quan cân bằng.

Chẳng hạn, khi Việt Nam giảm thuế nhập khẩu một mặt hàng nào đó thì các quốc gia khác cũng phải giảm thuế đối với mặt hàng đó của Việt Nam khi nhập khẩu vào quốc gia đó.

Đồng thời, khi doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường của quốc gia trong khối phải tìm hiểu kỹ về thuế quan, ưu đãi… và hướng vào sản xuất hàng hóa thuộc các ngành hưởng ưu đãi.

Doanh nghiệp phải biết liên kết và thương mại hóa dòng sản phẩm khi xuất khẩu vào thị trường các nước trong khối. Ông Châu Việt Bắc cũng lưu ý, về thể chế pháp lý, nếu các doanh nghiệp không chủ động nắm bắt thông tin, không tự “hoàn thiện” mình thì rất dễ dẫn đến những trách chấp về thương mại, vi phạm hợp đồng.

Nhất là tranh chấp thương mại với các đối tác nước ngoài qua các giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu,…

Để tận dụng tốt đa lợi thế mà CPTPP mang lại, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Lê Văn Nưng, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tồn tại được trong bối cảnh hiện nay thì bắt buộc phải tự nâng cao năng lực và đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, doanh nghiệp không biết ứng dụng công nghệ sẽ tự đào thải mình.

Cùng với đó, các thể chế, chính sách thuế cũng cần có tính ổn định và các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện mình chứ không trông chờ vào sự giúp đỡ của tỉnh hay Chính phủ.

An Giang hiện có hơn 8.000 doanh nghiệp, nhưng đa phần là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thời gian qua, tỉnh An Giang đã có nhiều chính sách và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp như cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm thuế, lãi suất… tạo điều kiện cho doanh nghiệp đẩy mạnh, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Tuy nhiên, khi tham gia vào sân chơi mới này, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn bộc lộ hạn chế về quy mô, vốn, năng lực quản trị, trình độ khoa học công nghệ... Bởi vậy, giải pháp liên kết các doanh nghiệp tạo thành chuỗi giá trị sẽ nâng cao sức cạnh tranh, nhất là khi dòng thế về 0%.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải biết liên kết và thương mại hóa dòng sản phẩm khi định vào một thị trường nào đó.

Hiện Chính phủ, Bộ Công Thương đã có nhiều hoạt động truyền thông, giới thiệu các hiệp định ký kết, nhưng ở cấp cơ sở vẫn còn hạn chế trong hướng dẫn Hiệp định.

Vì vậy, ông Lê Văn Nưng cho biết, thời gian tới, An Giang sẽ phối hợp với các đơn vị để phối hợp với truyền thông, tổ chức diễn đàn, mời chuyên gia, cơ quan nhà nước để phổ biến các kiến thức về ưu đãi thuế trong CPTPP cho doanh nghiệp.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần chủ động tiếp cận thông tin về thị trường để phù hợp với Hiệp định đã ký kết.

Theo BNEWS/TTXVN

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
VIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM (FOOD SAFETY INSTITUTE)

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.662.1891 - Fax: 0243.633.1137

Email: info@fsi.org.vn

| | |
Copyright © 2014 FSI - All Right Reserved.
Đang online:
24
Tổng truy cập:
5793514