CASE STUDY: Xác định thành phần và hàm lượng LUTEOLIN trong mật ong và phấn hoa càng cua, BIDENS PILOSA L.(Asterales: Asteraceae) Ứng dụng chỉ thị ITS và kỹ thuật LC-MS/MS
CÁ NHÂN, TỔ CHỨC THAM GIA THỰC HIỆN
TS. Lê Quang Trung
Viện An toàn Thực phẩm, Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Địa chỉ: 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0243.662.18291; Website: www.fsi.org.vn;
Fax : 0243.633.1137 ; Email : quangtrung@fsi.org.vn
TS, Trần Mỹ Linh, ThS. Nguyễn Chi Mai
Viện Hóa sinh Biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Điện thoại: 024.37917053; Website: http://www.imbc.vast.vn; Fax: 024.3791705;
Địa chỉ: A23, 18, Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
TS. Nguyễn Tường Vân
Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Điện thoại: 024 3836 25 99 - Fax: 024 38363144; Website: https://www.ibt.ac.vn
Địa chỉ: A10, 18, Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 2019-2020
TÓM TẮT MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Ở nước ta, loài cây càng cua (Bidens pilosa L. 1753) còn được gọi là đơn buốt, xuyến chi… là cây nguồn mật chính cung cấp cả mật và phấn hoa cho ong. Càng cua có nhiều phân loài và sản phảm ong khai thác từ hoa của các phân loài càng cua khác nhau có hàm lượng luteolin, chất phòng trị ung thư da, không giống nhau. Trong nghiên cứu này, kết quả phân tích chủng loại và mức tương đồng về trình tự DNA của chỉ thị ITS cho thấy 9 mẫu hoa thuộc họ Asteraceae đang cung cấp mật và phấn cho ong được thu thập ở Vân Hồ, Mộc Châu và Yên Châu của tỉnh Sơn La thuộc 3 phân loài càng cua. Trong đó, 7 mẫu thuộc phân loài Bidens pilosa radiate, 1 mẫu thuộc B. p. pilosa và 1 mẫu thuộc B. p. minor. Kết quả phân tích hàm lượng luteolin trong 3 loại sản phẩm thu thập từ một số trại ong ngoại Apis mellifera của 3 huyện bằng kỹ thuật LC-MS/MS cho thấy luteolin trong phấn hoa càng cua tươi có hàm lượng cao nhất (42,30mg/kg ± 0,48), tiếp đến phấn hoa càng cua tươi đã nảy mầm trong mật ong càng cua (34,75 mg/kg ± 0,62) và thấp nhất là trong mật ong càng cua (26,86mg/kg ± 0,39). Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học nhằm khuyến cáo người tiêu dùng sử dụng mật ong càng cua, phấn hoa càng cua tươi và phấn hoa càng cua tươi lên men trong mật ong nhằm bảo vệ da và phòng chống ung thư da.
FSI