CASE STUDY: Xác thực sâm ngọc linh dựa vào chỉ thị phân tử DNA trên hệ gen lạp thể
CÁ NHÂN, TỔ CHỨC THAM GIA THỰC HIỆN
TS. Lê Quang Trung
Viện An toàn Thực phẩm, Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert
Địa chỉ: 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 0243.662.18291; Website: www.fsi.org.vn;
Fax : 0243.633.1137 ; Email : quangtrung@fsi.org.vn
TS. Trần Mỹ Linh, ThS. Nguyễn Chi Mai
Viện Hóa sinh Biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Điện thoại: 024.37917053; Website: http://www.imbc.vast.vn; Fax: 024.3791705;
Địa chỉ: A23, 18, Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
TS. Nguyễn Tường Vân
Viện Công nghệ Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Điện thoại: 024 3836 25 99 - Fax: 024 38363144; Website: https://www.ibt.ac.vn
Địa chỉ: A10, 18, Hoàng Quốc Việt, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội.
THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI: 2018-2019
TÓM TẮT MỤC TIÊU, PHƯƠNG PHÁP, NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Trong số các loài thuộc chi sâm (Panax L.) ở nước ta, bao gồm sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis), tam thất hoang lá xẻ (P. bipinnatifidus), tam thất hoang lá tròn (P. stipuleanatus)…, hiện nay, củ sâm Ngọc Linh có giá trị thương mại cao, tới hàng trăm triệu đồng/kg. Củ của 3 loài này rất khó phân biệt dựa vào các đặc điểm hình thái. Vì vậy củ sâm Ngọc Linh giả, củ sâm Ngọc Linh trộn lẫn củ tam thất hoang… có nguy cơ đang lưu hành trên thị trường nước ta. Xác thực chính xác sâm Ngọc Linh đóng vai trò quan trọng nhằm bảo vệ thương hiệu của sản phẩm được coi như “quốc bảo” này của Việt Nam. Trong ứng dụng này, 8 mẫu lá, mầm lá hoặc rễ từ 8 củ sâm Ngọc Linh của khách hàng (SP1-SP8) được thu thập để tách ADN tổng số, nhân bản, giải trình tự và phân tích đa hình trình tự ADN các đoạn gen trnC-rps16 và trnE-trnM lạp thể. Trong 8 mẫu, SP1, SP2, SP4, SP5, SP6, SP8) là sâm Ngọc Linh; còn SP3 và SP7 là tam thất hoang. Ngoài ra, trong 6 mẫu được xác định là sâm Ngọc Linh, SP4 là củ chắp của 2 đoạn, với một đoạn (SP4.1) là sâm Ngọc Linh và đoạn kia (SP4.2) là tam thất hoang. Trình tự đoạn trnC-rps16 và trnE-trnM của các mẫu có mức tương đồng từ 99,8-100% khi so sánh với cùng đoạn trên hệ gen lạp thể của sâm Ngọc Linh hoặc tam thất hoang. Các mẫu sâm Ngọc Linh có khoảng cách di truyền tin cậy so với các loài sâm khác trên cây chủng loại (giá trị bootstrap từ 60-100%). Trên đoạn trnC-rps16 và trnE-trnM của sâm Ngọc Linh có 8 và 14 điểm đột biến đặc trưng, là các chỉ thị đặc hiệu để phân biệt với các loài khác trong chi sâm. Các chỉ thị này có thể áp dụng không chỉ để xác thực sâm Ngọc Linh mà còn một số loài khác thuộc chi sâm.
FSI