Dự án nghiên cứu, đánh giá khả năng triển khai mô hình thử nghiệm an toàn thực phẩm có trách nhiệm. (16/05/2014)

Dự án nghiên cứu, đánh giá khả năng triển khai mô hình thử nghiệm an toàn thực phẩm có trách nhiệm.

TÊN ĐỀ TÀI: Xây dựng, triển khai thí điểm mô hình giám sát quá trình và thử nghiệm an toàn thực phẩm có trách nhiệm.

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

Họ và tên: Nguyễn Quang Hưng     

Học vị, chức danh KH: Cử nhân khoa học Môi trường    

Chức vụ: Trưởng phòng Nghiên cứu và Phát triển

Điện thoại: 043.6341.933

Fax: 043.6341.137

Email: quanghung@vinacert.vn 

TỔ CHỨC CHỦ TRÌ DỰ ÁN

Tên cơ quan: Viện an toàn thực phẩm

Địa chỉ: 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội

Điện thoại: 043.662.1891                                Website: fsi.org.vn

Fax         : 043.663.1137                                  Email  : info@fsi.org.vn

THỜI GIAN THỰC HIỆN DỰ ÁN

Thời gian thực hiện dự án: 12 tháng (từ 5/2014 đến 4/2015)

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Với hệ thống Phòng kiểm nghiệm trực thuộc cơ quan quản lý nhà nước được đầu tư trang thiết bị và tăng cường năng lựcc, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm của Việt Nam được đáp ứng đầy đủ nhu cầu kiểm nghiệm các lô hàng thực phẩm trước khi xuất khẩu. Tuy nhiên, việc thử nghiệm đầy đủ các chỉ tiêu ATTP đối với lô hàng trước khi xuất khẩu không đồng nghĩa với việc lô hàng đó không bị Phòng kiểm nghiệm của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu thử nghiệm lại, và khi lô hàng đó không đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm tại nước sở tại thì sẽ bị cảnh báo/tiêu hủy/trả về gây thiệt hại về kinh tế rất lớn cho doanh nghiệp do mất chi phí vận chuyển, lưu kho, tái xuất

Hiện nay, trên hầu hết Phiếu trả kết quả thử nghiệm đều có dòng ghi chú “Các kết quả thử nghiệm ghi trong phiếu này chỉ có giá trị đối với mẫu do khách hàng gửi đến/Test results are valid for the namely submitted sample (s) only” hoặc “Các kết quả thử nghiệm ghi trong phiếu này chỉ có giá trị đối với mẫu thử” như vậy đồng nghĩa với việc Phòng kiểm nghiệm chỉ chịu trách nhiệm đối với mẫu thử mặc dù mẫu thử đó có thể được lấy mẫu theo nguyên tắc thống kê để đại diện cho cả lô hàng, tuy nhiên khi lô hàng bị cảnh báo thì chỉ có doanh nghiệp là đối tượng chịu thiệt hại mà Phòng kiểm nghiệm kiểm mẫu và thu tiền của doanh nghiệp lại không hề có một chịu trách nhiệm gì đối với khách hàng của họ.

Vấn đề được đặt ra là liệu có Phòng kiểm nghiệm nào sẵn sàng cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm hoặc một phần trách nhiệm khi lô hàng thực phẩm xuất khẩu của khách hàng gửi mẫu phân tích bị cảnh báo/trả về/tiêu hủy, đồng thời trên Phiếu kết quả thử nghiệm sẽ có nội dung “Các kết quả kiểm nghiệm ghi trong Phiếu này có giá trị đối với lô hàng có số Container:….. và số Seal:…..”. Và với cam kết như vậy các biện pháp kiểm soát quá trình sản xuất thực phẩm từ vùng nuôi/vùng trồng trọt đến thu hoạch, chế biến và xuất khẩu ra sao? chi phí kiểm nghiệm cụ thể sẽ là bao nhiêu? cũng như các đánh giá về Chi phí – Lợi ích- Rủi ro khi thực hiện Mô hình thử nghiệm an toàn thực phẩm có trách nhiệm để các Phòng kiểm nghiệm cân nhắc khi thực hiện triển khai.

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đồng thời thực hiện định hướng phát triển của Công ty Cổ phần Chứng nhận và Giám định VinaCert về dịch vụ kiểm nghiệm có trách nhiệm, nhóm nghiên cứu đề xuất triển khai đề tài “Xây dựng, triển khai thí điểm mô hình giám sát quá trình và thử nghiệm an toàn thực phẩm có trách nhiệm”

MỤC TIÊU CỤ THỂ

Các mục tiêu cụ thể của Đề tài như sau:

- Thiết lập 01 mô hình giám sát quá trình và thử nghiệm An toàn thực phẩm có trách nhiệm;

- Xây dựng thuyết minh về mô hình, trong đó đưa ra các đánh giá định tính và định lượng chi phí – lợi ích – rủi ro đối với các đối tượng tham gia mô hình, cũng như gói bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp áp dụng.

- Thuyết phục 01 doanh nghiệp tham gia vào mô hình cho một chuỗi nuôi, chế biến, xuất khẩu của một sản phẩm thủy sản nhất định (cá tra hoặc tôm);

- Áp dụng thí điểm mô hình cho một phòng kiểm nghiệm và một doanh nghiệp chế biến thủy sản trong 06 tháng;

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Nội dung 1: Xây dựng mô hình giám sát quá trình và thử nghiệm An toàn thực phẩm có trách nhiệm.

Nội dung 2: Xây dựng Thuyết minh của mô hình (trong đó có nội dung đánh giá, tính toán chi phí – lợi ích – rủi ro cho các đối tượng tham gia mô hình) để thuyết phục doanh nghiệp triển khai mô hình.

Nội dung 3: Tìm kiếm 01 doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu có đủ các điều kiện, yếu tố kỹ thuật cần thiết để có thể áp dụng mô hình và thuyết phục doanh nghiệp tham gia thí điểm.

Nội dung 4: Hỗ trợ, hướng dẫn triển khai áp dụng thí điểm và giám sát trong quá trình triển khai.

Nội dung 5: Đánh giá kết quả triển khai thí điểm và đưa ra kết luận về khả năng triển khai mô hình.

 FSI

Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
VIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM (FOOD SAFETY INSTITUTE)

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.662.1891 - Fax: 0243.633.1137

Email: info@fsi.org.vn

| | |
Copyright © 2014 FSI - All Right Reserved.
Đang online:
21
Tổng truy cập:
5793514