Viện an toàn thực phẩm (FSI) tham gia hội thảo “Thực phẩm chức năng với bệnh đái tháo đường” (08/07/2014)

Ngày 05/07/2014, Chương trình "Vì sức khỏe cộng đồng 2014" đã được phát động tại Hội thảo "Thực phẩm chức năng với bệnh đái tháo đường" do Hiệp hội Thực phẩm chức năng (TPCN) Việt Nam và Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam tổ chức tại Tp. Hồ Chí Minh.


PGS.TS Trần Đáng Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng khai mạc hội nghị

Hội thảo là một trong những chuỗi hoạt động nằm trong Chương trình "Vì sức khỏe cộng đồng 2014" do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam khởi xướng nhằm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng "hiểu đúng, làm đúng, dùng đúng" các loại Thực phẩm chức năng. Thành phần tham dự gồm các đại biểu: PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam), GS Đặng Vạn Phước (Chủ tịch Hội tim mạch Tp. Hồ Chí Minh), lãnh đạo các Chi cục An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm: Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, An Giang, Bình Dương, Bình Phước… Viện An Toàn Thực Phẩm (FSI), Công ty TNHH Thiên Sư Việt Nam. Ngoài ra, có sự tham gia hơn 300 đại biểu và khách mời mọi miền đất nước.


GS Đặng Vạn Phước - Chủ tịch Hội tim mạch Tp. Hồ Chí Minh diễn thuyết

Các nghiên cứu đã cho thấy, Thực phẩm chức năng góp phần quan trọng trong quá trình chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe con người. Tuy nhiên, hiểu đúng, làm đúng và dùng đúng là vấn đề chúng ta cần quan tâm.


Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai – Phó Chi Cục trưởng Chi Cục ATTP Tp. Hồ Chí Minh phát biểu 

Theo PGS.TS Trần Đáng, nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, Chủ tịch Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam, trong giai đoạn công nghiệp hóa, đô thị hóa, bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời của cuộc cách mạng này đem lại cho loài người, chúng ta phải đối mặt với 4 thay đổi cơ bản: thay đổi về phương thức làm việc với phương thức làm việc trong phòng kín và với máy vi tính; thay đổi về lối sống, sinh hoạt với đặc điểm chủ yếu là yên tĩnh hơn, ít vận động thể lực; thay đổi về phương thức tiêu dùng thực phẩm với đặc điểm chủ yếu là chuyển từ thực phẩm tự nhiên sang thực phẩm công nghiệp, thực phẩm chế biến và bảo quản; thay đổi về môi trường với đặc điểm chủ yếu là biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Từ 4 đặc điểm đó dẫn tới khẩu phần ăn hàng ngày bị thiếu hụt các vitamin, chất khoáng và hoạt chất sinh học, trong cơ thể gia tăng các gốc tự do. Từ đó làm rối loạn cấu trúc chức năng của các tế bào, cơ quan và cơ thể, rối loạn cân bằng nội môi và suy giảm khả năng thích nghi. Đó là nền tảng làm xuất hiện dịch bệnh mạn tính không lây như huyết áp tăng, bệnh tim mạch, đái tháo đường, tăng cân béo phì, ung thư, rối loạn chuyển hóa, bệnh xương khớp… Việc phòng chống dịch bệnh mạn tính không lây chủ yếu là phải bổ sung các vitamin, chất khoáng, hoạt chất sinh học và các chất chống oxy hóa.     

Phát biểu phát động chương trình, PGS.TS Trần Đáng cho biết, chương trình được triển khai rộng khắp trên cả nước với nhiều hoạt động phong phú nhằm giúp cộng đồng biết cách sử dụng thực phẩm, Thực phẩm chức năng, thuốc chữa bệnh, vệ sinh môi trường... để có sức khỏe tốt, nhằm bảo đảm cuộc sống.
   

Phú Nguyễn VICB-SG
Share on Facebook   Share on Twitter Share on Google Share on Buzz
VIỆN AN TOÀN THỰC PHẨM (FOOD SAFETY INSTITUTE)

Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 130 Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Điện thoại: 0243.662.1891 - Fax: 0243.633.1137

Email: info@fsi.org.vn

| | |
Copyright © 2014 FSI - All Right Reserved.
Đang online:
31
Tổng truy cập:
5790054